Phương pháp giáo dục được áp dụng tại trường Little Foot tiếp cận 2 học thuyết giáo dục nổi tiếng của Ý: Reggio Emilia và Montessori (Phương pháp này được ưa chuộng áp dụng trên hơn 5.000 trường học ở Châu Âu, Mỹ và Canada)









REGGIO EMILIA – Phương pháp dựa trên niềm tin vào một xã hội tương lai
Reggio không phải một học thuyết, Reggio chỉ là phương pháp tiếp cận, nhưng Reggio chứa đựng bao nhiêu tình yêu, niềm tin, và văn hóa.
Không phải tự nhiên tôi chọn Reggio, tôi chọn phương pháp này không phải vì nó đẹp, hay thời thượng, mà vì nó mang trong mình tính khám phá, phát huy sự sáng tạo thế giới không ngừng.
Reggio Emilia không phải là tên một nhà khoa học, một bác học hay một vĩ nhân. Reggio là tên một thành phố bình yên miền Bắc Ý, quê hương của những người nông dân chăm chỉ và sáng tạo. Thành phố không hoa lệ như Milan, không bừng sáng như Paris, không cổ kính như Roma, reggio mang dáng dấp của một làng quê thanh bình và yên ả. Nơi đây, sau thế chiến thứ hai, thoát ra chế độ phát xít gông cùm, Reggio quật khởi bằng một cuộc cách mạng, không phải về nông nghiệp, công nghiệp, mà về giáo dục mầm non.
Từ những bà mẹ tưởng chừng như phải bất lực trước nhà nước và phương pháp giảng dạy cũ, không trường học sau chiến tranh, các mẹ ở Reggio cùng nhau xây dựng một mô hình giáo dục đầy sáng tạo, các mẹ đi xin đất, tự cất trường, các ông bố xắn tay làm trường. đến những người già cũng hết lòng nấu nướng cho trẻ em và các mẹ. Không giáo viên, họ thay nhau dạy trẻ, không chương trình, họ cùng cho trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh qua thiên nhiên, qua những ngày long nhong tìm lời giải cho những câu hỏi của con. Ở Reggio, không có một cuộc dã ngoại nào là không có mục đích, nếu con hỏi về con cá, thì cuộc dã ngoại sẽ là tìm một chuyên gia về cá, đến hồ nuôi cá hay cùng đi thả cá, cho cá ăn và đối thoại về cá, nói chuyện với cá…
Trẻ con của Reggio cứ như vậy mà lớn dần, được giáo dục trong một môi trường hoàn toàn thiên nhiên, được dạy bằng tình thương không phải của một người mà của cả cộng đồng, được tự do khám phá và được cho những dụng cụ để khám phá, không khó bắt gặp trẻ Reggio cầm trong tay kính lúp, ống nhòm để đi khám phá, phòng của trẻ luôn có bàn gương, bàn ánh sáng để khi con đặt một đồ vật nào đó lên, một góc nhìn khác sẽ mở ra.
Câu chuyện của trẻ Reggio sẽ được kể thông qua những gì trẻ bắt gặp hàng ngày, qua cô giáo, những người vừa là mẹ vừa là thầy, hoặc những “chuyên gia” về cá sẽ kể con nghe câu chuyện “ông lão đánh cá và con cá vàng” hoặc chính những câu chuyện thật về cuộc đời đánh cá chài lưới của mình.
Đứa trẻ sống trọn vẹn trong cộng đồng, trong tình thương của nhân loại.
Làm Reggio, tôi ước mình xây dựng một cộng đồng để cùng nhau ta kể con nghe hàng trăm câu chuyện.
Một ngày nọ, thành phố nhỏ miền bắc ý đó xuất hiện một người đàn ông tên Loris Malaguzzi, ông là một giáo viên, một nhà thám hiểm, một giám đốc nhà hát kịch. Ông xuất hiện như một ánh sáng giúp cho những người mẹ vùng Reggio, ông là người đề ra phương pháp tiếp cận mà ông gọi là “100 ngôn ngữ” lấy cảm hứng từ những con người yêu thiên nhiên, yêu hòa bình, đoàn kết cùng xây dựng tương lai.
Phương pháp này dựa trên năng lực của từng trẻ, cho con môi trường tự do tuyệt đối, xây dựng xưởng vẽ, xưởng nghiên cứu cho con, xây dựng cách thức giáo viên học cùng con, cùng con đi tìm hiểu thế giới xung quanh, cùng con tái hiện lại suy nghĩ của con mà không hế áp đặt mảy may ý tưởng của mình.
Ở phương pháp này, trẻ học từ môi trường xung quanh, môi trường Reggio như một nhà kho đầy mỹ thuật, chứa đầy đủ những vật liêu thiên nhiên , vật liệu mở hay tái chế giúp con tự sáng tạo dựa trên ý tưởng của mình. Đứa trẻ Reggio học cách bảo vệ môi trường từ rất sớm, ý thức từ rất sớm ý nghĩa của Mẹ thiên nhiên.
Từ năm ấy đến nay, cảm hứng Reggio đã lan tỏa hơn 60 quốc gia trên toàn thế giới. 1994, khi Howard Garner và đài truyền hình CNN của Mỹ nghe nói đến phương pháp tiếp cận này, Howard đã thốt lên: Reggio thực sự đang ứng dụng thuyết trí thông minh đa dạng cho trẻ quá tài tình. Ông không ngờ rằng , ở một thành phố như vậy, lại có thể có một lý thuyết 100 ngôn ngữ sao mà giống với trí thông minh đa dạng đến vậy. Trẻ con được học thông qua cái chúng muốn, chứ không phải cái ngưới khác muốn. Howard trong quyển “ Reggio Emilia và Loris malagizzi viết:” Ở Reggio, bạn tin trẻm tin cô giáo, và tin sức mạnh của sự tưởng tượng đến bất ngờ:”
Nhưng thông qua sự tự do tkhám phá, môi trường bày sẵn để kích thích sáng tạo và tái hiện đó, trẻ em tìm được chân lý cuộc sống qua lăng kính của chính mình.
Nếu bạn đến một trường Reggio, bạn sẽ thấy có các góc học tập dựa trên trí thông minh theo từng loại của trẻ: ngôn ngữ, tạo hình, vân động, kịch nghệ, âm nhạc, thiên nhiên, văn hóa… Đứa trẻ không bị bó buộc trong một bài giảng nào, chúng được làm cái chúng thích từ ngày này qua ngày khác, và cuối cùng, chúng cùng tạo ra một sản phẩm riêng, rồi sản phẩm đó được gộp chung khi cơ hội đến, nhìn vào một công trình chung, trẻ hiểu mình là một phần của cái toàn thể, của tập thể và cộng đồng.
Reggio không có chương trình, trẻ em chính la người tự sáng tạo nên chương trình, Reggio là cảm hứng, cảm hứng từ trái tim của mẹ, của thầy, của bác nông dân, của anh xích lô hay chị bán bánh bò…, một bác nông dân đã từng khóc vì có thể có ngày ngày làm giáo viên, tình yêu ấy truyền ngọn lửa giữa người với người , đến môi trường xung quanh phải nâng niu và gây cảm hứng cho trẻ sáng tạo, đến sự tôn trọng tự do, cảm hứng từ trẻ, đến sự tự tin khi con đi xin lon sữa bò để hoàn thành sản phẩm của mình, khi con hiểu trái đất cần lắm được chăm sóc và nâng niu, đến khi con làm một sản phẩm là của con, mang tên con và trái tim con, sản phẩm đó sẽ gửi đến mẹ, chị, cộng đồng xung quanh như một lời báo đáp.
Con trồng một bông hoa, nuôi một con mèo, hay làm một vở kịch hay chỉ là 1 viên đất nặn tái hiện lại những gì con quan sát…Nhưng đằng sau nó ẩn chứa bao điều, bao tình yêu và trí tuệ.
Đứa trẻ hoàn toàn xây dựng bài học của mình, nâng niu từng đóa hoa, nghe một tiếng chim, cảm nhận một dòng sông qua tiếng nhạc…

Làm Reggio Khó Không? Khó! Có những cạm bẫy trong reggio mà bạn cần chú ý khi trở thành giáo viên:
1. Không thể áp đặt trẻ: Ớ Reggio bạn phải có niềm tin nơi trẻ, tin là chính con sẽ là người nói với bạn con sẽ làm gì và tại sao, tin đến độ bạn không ướm lời cho con bất cứ điều gì, chỉ là hướng dẫn và ghi nhận.
2. Người làm Reggio phải tin vào cô giáo của mình, tuyệt đối, tin các cô có thể tạo cảm hứng cho trẻ, chỉ khi các cô được truyền cảm hứng và được thực sự tự do các cô mới có thể cho trẻ được cảm hứng của các cô trong khi cho trẻ thực sự tự do .
3. Reggio không có chương trình, chương trình Reggio sẽ được thiết kế dựa trên nội lực và khả năng của người sáng lập ra trường học đó. Cho nên người sáng lập một trường Reggio và người thực hiện Reggio hay hiệu trưởng và cô giáo trường đó tốt xấu thế nào, trẻ em cũng sẽ như vậy.
4. Giáo viên Reggio phải là những người nhanh nhạy, tràn đầy sinh lực và tình yêu, cũng như mang trong mình nhân cách hài hòa và tự nhiên. Giáo viên Reggio phải là những con người tràn đầy cảm hứng và sống động,là người kết nối trẻ với thế giới bên ngoài bao la.
Reggio là cơ hội cũng là thách thức , nhưng thành phố nhỏ của nước Ý này ngày nay nổi tiếng là một điểm du lịch, không phải là du lịch tôn giáo tâm linh như Vatican, không phải du lịch hoa lệ như Paris, mà nổi tiếng vì những trẻ em Reggio đã mang nguồn cảm hứng cho thế giới này, mỗi năm hơn 3 triêu người đến với thành phố nhỏ này, chỉ để chứng kiến những lớp học đẹp đến nao lòng, những bài học đầy sáng tạo, sức sống mãnh liệt của tuổi thơ như một thước phim đẹp … Và họ đến để nghe người Ý tại đây ai ai cũng nói rằng: Chúng tôi dùng toàn tâm tập trung vào đầu tư giáo dục, với niềm tin mãnh liệt rằng, đầu tư vào giáo dục chính là thay đổi một xã hội tương lai.
Sẽ có không, một cộng đồng giáo dục Reggio ở Việt Nam? Có thể không? Trẻ emchúng ta sẽ lớn lên trong tình yêu thương của mọi người và biết trân trọng từng ngọn cỏ bờ cây và từng gương mặt xuất hiện trong cuộc đời mình ?
