“Với nhiệm vụ giúp trẻ giao tiếp với thế giới, sử dụng khả năng, sức mạnh và ngôn ngữ của riêng mình vượt qua tất cả những trở ngại do văn hóa của chúng ta tạo nên”- Loris Malaguzi.
100 Ngôn Ngữ Có Nghĩa Là Gì?
- Hàng trăm ngôn ngữ là một nguyên tắc chính của phương pháp lấy cảm hứng từ Reggio. Nó đề cập đến giao tiếp và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp cho trẻ em một trăm cách để chia sẻ suy nghĩ về thế giới xung quanh.
- Trẻ em sở hữu một trăm ngôn ngữ, một trăm cách suy nghĩ, cách thể hiện bản thân, cách hiểu và giáo tiếp với người khác, với tư duy tạo ra sự kết nối giữa nhiều chiều trải nghiệm thay vì tách biệt chúng.
- Một trăm ngôn ngữ là phép ẩn dụ cho những tiềm năng đạc biệt ở trẻ, các quá trình xây dựng kiến thức và sáng tạo của chính các em, vô số hình thái mà ở đó cuộc sống được biểu thị và kiến thức được xây dựng.
- Một trăm ngôn ngữ được hiểu như việc sở hữu tiềm năng có thể được biến đổi và nhân rộng trong sự kết hợp và tương tác giữa nhiều ngôn ngữ, giữa trẻ em với nhau và giữa trẻ em với người lớn.
- Trách nhiệm của trường học là trân trọng và nhìn nhận một cách bình đẳng tất cả các ngôn ngữ có lời và không có lời.


LORIS MALAGUZZI Viết Hàng Trăm Ngôn Ngữ Khi Nào?
Năm 1981, Malaguzzi đã có ý tưởng cho triển lãm Nếu con mắt nhảy qua bức tường. Các giả thuyết cho một phương pháp sư phạm về tầm nhìn (được đổi tên thành Trăm ngôn ngữ của trẻ em – Tường thuật về khả năng vào năm 1987).
Mô hình giáo dục Reggio Emilia tin tưởng rằng trẻ em có quyền và có khả năng bày tỏ suy nghĩ của mình bằng nhiều cách khác nhau và đó chính là “Hàng trăm ngôn ngữ của trẻ”

- Giáo viên Reggio Emilia tin rằng trẻ em có khả năng thể hiện ý tưởng bằng nhiều cách khác nhau thông qua các biểu tượng và hình ảnh.
- Tại đây trẻ em cần học cách sử dụng các công cụ (thói quen lẫn công cụ trong nhà trường) để khám phá những gì chúng đang tò mò.
- Một trăm ngôn ngữ có nhiều cách để thể hiện, ví dụ như nói chuyện, viết, chuyển động, vẽ, đất nặn, bóng, thủ công, âm nhạc, những gì mà trẻ em dùng để “nói chuyện” với thế giới của các em.
- Và cách kết hợp những “phương thức nói chuyện” ấy để hình thành một câu chuyện của riêng các em, đó chính là một trăm ngôn ngữ.
- Giáo viên phải hiểu rõ nhiệm vụ của mình trong quá trình khai thác ý nghĩa của các biểu tượng nghệ thuật nơi trẻ, cũng giống như khai thác ngôn ngữ qua cách trẻ nói chuyện và tương tác với giáo viên.
Giáo viên phải học cách lắng nghe “Một trăm ngôn ngữ” này. Trẻ em thường dùng những cách này để thể hiện bản thân đã học được gì và đã tự mình làm “giáo viên” cho mình như thế nào
